Gừng hồng là một món dưa muối của Nhật Bản làm từ gừng thường được dùng để ăn với sushi. Người Nhật chọn loại gừng tươi, thái thành những lát thật mỏng và đem ngâm với đường và dấm. Bởi vậy, gừng muối thường có vị cay, chua và ngọt, màu hồng nhạt đặc trưng. Cùng với wasabi, gừng hồng shushi giúp làm giảm vị tanh, bổ sung vị và chống lại tính hàn của các loại hải sản trong sushi.
Công dụng của gừng trong thực đơn món Nhật
Từ lâu trong ẩm thực, gừng là thực phẩm vừa được dùng để làm gia vị, vừa được dùng để làm thuốc vì sở hữu nhiều đặc tính dược phẩm tốt. Với tác dụng giúp làm ấm bụng sau khi thực khách thưởng thức các món sushi tươi sống, nên trên hầu hết các bàn ăn của người Nhật, đều có những bát nhỏ chứa những lát gừng hồng nhạt.
Tính nóng của gừng giúp giảm cholesterol, giảm mỡ. Ngoài ra gừng trong ẩm thực còn có khả năng giúp giảm đau, điều trị thấp khớp, viêm khớp mãn tính, hỗ trợ song song với điều trị ung thư nhờ giảm sự hình thành của các tế bào ung thư. Khi dùng chung gari với sashimi, gari có tác dụng diệt khuẩn nhẹ, giúp người ăn không bị đau bụng.
Tại sao người Nhật hay ăn gừng hồng
Người Nhật rất thích ăn gừng gari vì sự hài hòa trong hương vị, gari có tính nóng thích hợp để ăn cùng món lạnh như sashimi hoặc sushi cá sống. Dù là gừng nhưng gari không quá nồng cay mà có sự kết hợp vừa phải giữa vị chua, cay, ngọt, rất dễ ăn với đa sống người dùng, kể cả với thực khách lần đầu mới thử gari.
Có thể khẳng định rằng, gừng hồng gari là một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, với hương vị đặc biệt chua, cay, ngọt giúp làm việc thưởng thức một bữa ăn thêm phần trọn vẹn.
Màu sắc của các sản phẩm trên thị trường có cường độ màu đậm nhạt khác nhau tùy vào mong muốn của người đầu bếp, màu tự nhiên có sẵn trong củ gừng lúc còn non
Để có thể làm được món gừng hồng cần chọn gừng non 3 – 4 tháng tuổi để có phần màu hồng giúp tạo màu khi ngâm. Gừng sẽ được chuẩn bị bằng việc cạo lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Sau đó ngâm rửa gừng đã cắt với nước muối đường khoảng 15 phút nhằm giảm bớt vị cay của gừng rồi vớt ra. Làm mềm gừng bằng việc chần qua nước sôi khoảng 30 giây, để ráo. Cuối cùng là khâu ngâm dung dịch giấm đường đun sôi để nguội rồi rót vào hũ gừng đã chuẩn bị. Sau 3 – 5 ngày là có thể sử dụng.
Màu hồng của gừng muối là nhờ vào phần hồng tự nhiên ở khúc đầu của gừng non. Khi ngâm gừng giữ lại phần đầu này và ngâm chung thì cả hủ gừng sẽ có được màu hồng nhạt tự nhiên. Ngoài ra gừng non cũng được ưa chuộng hơn để làm gừng muối vì mềm dễ cắt lát mỏng.
Cách thưởng thức dưa muối gừng hồng
Do gừng hồng được làm từ gừng non, nên các lát gừng không quá cay và rất mềm. Bởi vậy, món ăn này thường được cuốn kèm giữa các cuốn sushi có vị khác nhau, giúp làm sạch miệng để thực khách có thể cảm nhận tốt hơn từng loại sushi. Điều này cũng giúp hương vị các loại sushi không bị lẫn vào nhau. Đặc biệt, gừng còn giúp làm ấm bụng sau khi thực khách thưởng thức các món sushi tươi sống. Bởi thế, biết về vai trò của gari, bạn sẽ không còn ngạc nhiên khi trên hầu hết các bàn ăn của người Nhật, đều có những bát nhỏ chứa những lát gừng hồng nhạt trông vô cùng bắt mắt.
Chế biến món gừng hồng yêu cầu phải có vị cay, chua và ngọt, màu hồng nhạt. Cùng vớ wasabi, Gừng hồng shushi trong ẩm thực Nhật giúp làm giảm vị tanh, bổ sung vị và chống lại tính hàn của các loại hải sản và Sashimi Cá hồi trong sushi.
Bài viết vừa rồi đã gửi đến các bạn những thông tin về tác dụng và vì sao mà người Nhật thường dùng gừng gari trong bữa ăn hằng ngày. Chúc các bạn thưởng thức những bữa ăn Nhật Bản thật trọn vẹn cùng gừng hồng Hòa Hưng nhé!