Những lưu ý khi làm gừng hồng tại nhà

Mỗi một quốc gia đều có ngôn ngữ và cách gọi khác nhau. Gừng cũng vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong nét ẩm thực của người Nhật. Không chỉ được gọi với cái tên là gari mà chúng còn có thể có tên khác như là Amazu – Shoga. Và để có thể làm gừng hồng tại nhà là một điều không hề đơn giản. Sau đây chúng ta cùng tim hiểu cách làm cũng như công dụng của gừng hồng nhé

Những công đoạn làm ra gừng hồng khi chế biến tại nhà

Đầu tiên không thể thiếu đó chính là gừng non, một loại nguyên liệu chính của món này. Thông thường thì chúng ta nên chọn những củ gừng tầm 3 đến 4 tháng tuổi (hay còn gọi là gừng non) để ra được sản phẩm đẹp nhất. Sau đó chúng ta cũng nên chuẩn bị những loại giấm ngâm cần thiết, bạn có thể cân nhắc sử dụng giấm gạo của Nhật Bản. Nhưng nếu như không tìm được chúng thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng những loại giấm hoa quả khác. Có một vài lưu ý là nên chọn những loại giấm có màu hồng hay là những loại từ lá tía tô cũng được vì chúng sẽ giúp bạn giảm bớt đi 1 vài công đoạn trong quá trình chế biến

Nguyên liệu chuẩn bị :

  • Chuẩn bị tầm 300-350g gừng non
  • 50-1000g đường trắng
  • 10g muối
  • 50g giấm gạo

Các bước tiến hành :

Bước 1 : Đầu tiên bạn rửa sạch gừng và cạo lớp vỏ ngoài của chúng. Tiếp đó bạn rửa qua thêm 1 lần nữa để loại bỏ hoàn toàn vụ bẩn. Sau khi gừng sạch sẽ thì bạn nên cắt từng lớp thật mỏng ở củ gừng (lưu ý là càng mỏng càng tốt)
Bước 2 : Chuẩn bị 1 cái chậu nhỏ và làm hỗn hợp nước ngâm gừng. Sử dụng 5g đường, 5g muối và tầm 120ml nước khuấy đều và cho gừng lát vừa cắt ở bước 1 vào ngâm tầm 15p
Bước 3 : Sau khi ngâm tầm 15p thì bỏ gừng ra kèm theo chuẩn bị 1 nồi nước sôi. Chần trực tiếp gừng tầm 30s để gừng mềm hơn sau đó vớt ra giá và để khô

Bước 4 :Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch và bắt đầu nấu nước ngâm gừng.
Bước 5 : Trong nước ngâm gừng cần có đó là bạn sử dụng toàn bộ nguyên liệu ở phần chuẩn bị cũng như định lượng cho sẵn vào nột cái nồi, cho thêm tầm 120ml nước và đun sôi. Sau khi sôi ta hay cho gừng và hũ thủy tinh rồi đỏ trực tiếp hỗn hợp vừa nấu vào và đậy nắp.
Bước 6 : Cất lọ gừng vừa mới làm vào ngăn mát tủ lạnh và tùy theo điều kiện thì gừng tầm 4-6 ngày là có thể dùng được. Bạn hoàn toàn có thể bảo quản chúng bằng cách để trong tủ lạnh
Sau khi hoàn thành thì gừng sẽ có màu hồng nhạt, khi ăn có vị chua nhẹ, để gần mũi ta có thể thấy được chúng hơi nồng. Chính vì hương vị đặc biệt như vậy mà chúng hoàn toàn phù hợp với những món ăn tươi sống như shushi,… vừa giúp món ăn trở nên độc đáo, hấp dẫn hơn mà vừa giúp thực khách ấm bụng, tránh bị đau bụng do ăn đồ tươi sống, đồ lạnh. Không những giúp cải thiện tiêu hóa mà chúng còn cực kì tốt cho sức khỏa con người. Một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn gừng hồng với lượng vừa phải và thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn rất nhiều, giảm cảm giác lo âu, buồn phiền.
Gừng hồng có thể chế biến ở bất kì đâu từ nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch, các lễ hội ẩm thực hoặc trong chính ngôi nhà của bạn. Gừng hồng làm tại nhà vừa dễ dàng thực hiện mà vừa mang lại cho gia đình bạn một món ăn ngon mà rất tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những lưu ý khi bạn làm gừng hồng tại nhà. Mọi ý kiến thắc mắc về sản phẩm hay quy trinhg chế biến bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0903439745 để Gừng Hòa Hưng giúp bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *